VĂN HÓA - XÃ HỘI VĂN HÓA - XÃ HỘI

Đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai được UBND huyện Thanh Trì phê duyệt dự án tu bổ tôn tạo Di tích
Ngày đăng 13/11/2024 | 15:37  | Lượt xem: 22

Ngày 08/11/2024 UBND huyện phê duyệt dự án tu bổ tôn tạo đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai.

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020; Luật Đầu tư công ngày 13/06/2019; Luật Đấu thầu ngày 23/6/2023; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Thông tư số 12/2021/TT- BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về việc Ban hành định mức xây dựng; Căn cứ Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia; Thông tư 07/2024/TT- BKHĐT ngày 26/4/2024 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu; Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-BT ngày 05/02/1994 của Bộ trưởng Bộ văn hóa, Thông tin và Thể thao công nhận di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội là di tích Lịch sử và Kiến trúc - Nghệ thuật. Căn cứ Công văn số 3578/SVHTT-QLDSVH ngày 21/8/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thẩm định dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND Thành phố về bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo và một số dự án xây dựng cơ bản nhiệm vụ chi cấp thành phố; Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND TP Hà Nội); Căn cứ Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công của thành phố Hà Nội; Căn cứ các Quyết định của UBND thành phố Hà Nội: Số 377; 378; 380; 381/QĐ- UBND ngày 16/01/2023 về việc công bố Đơn giá xây dựng công trình phần lắp đặt hệ thống xây dựng công trình; phần khảo sát xây dựng; Phần xây dựng công trình; Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 của HĐND huyện Thanh Trì về việc chủ trương thực hiện tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp các di tích lịch sử trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2026; Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 14/11/2023 của HĐND huyện Thanh Trì về việc phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công của huyện; Căn cứ Quyết định số 692/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 28/12/2023 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì về việc phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì; Căn cứ Quyết định số 102/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 14/3/2024 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì; Căn cứ Quyết định số 194/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 17/4/2024 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì về việc phê duyệt chỉ định tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì; Căn cứ Quyết định số 560/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 04/10/2024 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì về việc phê duyệt chỉ định đơn vị thực hiện gói thầu thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì; Căn cứ Thông báo thẩm định số 110/TĐ-QLĐT ngày 05/11/2024 về việc Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì; Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Thanh Trì tại Tờ trình số 557/TTr-QLĐT ngày 05/ 11 /2024. UBND Phê duyệt dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì với các nội dung chủ yếu như sau:

Tên dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì.

 Người quyết định đầu tư: UBND huyện Thanh Trì.

 Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì.

Mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng:

 Mục tiêu đầu tư xây dựng:

Dự án Tu bổ tôn tạo di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai nhằm khắc phục các hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn của di tích, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của di tích đồng thời đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng cho nhân dân.

Quy mô đầu tư xây dựng:

Tu bổ, tôn tạo Nghi môn, Đại đình (Đại bái, Ống muống, Hậu cung), tôn tạo Tả mạc, Hữu mạc nhà phụ trợ, nhà thủ từ - bếp, nhà vệ sinh, hạ tầng kỹ thuật (sân vườn, cấp điện, cấp thoát nước, chống mối, phòng cháy chữa cháy) theo phương án tu bổ, tôn tạo được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch thẩm định, chấp thuận tại công văn số 3578/SVHTT-QLDSVH ngày 21/8/2024 về việc thẩm định dự án Tu bổ, tôn tạo di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Nội dung gồm:

Tổng thể công trình: Tu bổ, tôn tạo Nghi môn, Đại đình (Đại bái, Ống muống, Hậu cung), tôn tạo Tả mạc, Hữu mạc nhà phụ trợ, nhà thủ từ - bếp, nhà vệ sinh, hạ tầng kỹ thuật (sân vườn, cấp điện, cấp thoát nước, chống mối, phòng cháy chữa cháy). Việc tu bổ, tôn tạo di tích trên cơ sở diện tích đất, công trình hiện có của di tích không làm ảnh hưởng đến quy hoạch chung của vùng và khu vực.

Tu bổ, tôn tạo nghi môn:

Tu bổ, tôn tạo nguyên trạng, tu bổ trám vá vị trí sứt vỡ, chỉnh trang các chi tiết khuyết thiếu hoặc chưa phù hợp, quét vôi lại theo màu sắc gốc, đắp bù phần chân trụ phù hợp với cao độ nâng nền sân, nâng nền tạo dốc khu vực sân tiếp giáp Nghi môn.

 Tu bổ, tôn tạo Đại đình (Đại bái - Ống muống - Hậu cung), Tả - Hữu mạc. Thực hiện tu bổ, tôn tạo Đại đình (Đại bái, Ống muống, Hậu cung tại vị trí hiện có, theo quy mô, hình thức kiến trúc hiện trạng (riêng hạng mục Hậu cung điều chỉnh kiến trúc từ hình dáng thu hồi bít đốc về lối mái đao theo hiện trạng cổ xưa).

Chụp ảnh toàn bộ hiện trạng cấu kiện kiến trúc và các nội thất hiện trạng của di tích, hạ giải toàn bộ đồ thờ, nội thất của hạng mục sang nhà bảo quản, thờ tạm trong khi thi công.

 Lắp dựng nhà bao che khung thép, mái lợp tôn che chắn bảo vệ công trình trong quá trình thi công tu bổ di tích.

Gông bó, hạ giải hệ thống con giống đảm bảo an toàn tái định vị. Hạ giải Đại đình (Đại bái - Ống muống - Hậu cung) từ mái xuống móng. Chọn lọc bảo quản toàn bộ ngói còn tốt, loại bỏ ngói cong vênh, nứt vỡ. Các cấu kiện gỗ sắp xếp theo từng chủng loại, tổ chức đánh giá lại tình trạng cấu kiện, đo đạc lại kích thước.

Phần móng: Xây lại toàn bộ móng bằng gạch đặc M75, giằng móng BTCT mác 200 đá 1x2, nền móng đầm độ chặt k90, đổ bê tông nền M100 đá 1x2 dày 10cm. Tường bằng gạch đặc vữa XM mác 75, trát tường vữa XM mác 75, lăn sơn toàn bộ 1 nước trắng, 2 nước màu theo màu hiện trạng.

 Phương án tu bổ cấu kiện gỗ:

 Đối với cấu kiện gỗ còn tốt tiến hành vệ sinh, bảo quản, lắp dựng lại.

Đối với cấu kiện gỗ hư hỏng 1 phần, chất liệu gỗ tốt thực hiện 1 số biện

pháp tu bổ truyền thống như: Nối, vá, thay cốt, ốp mang, bù lõi ... đảm bảo gìn giữ tối đa phần gỗ tốt, gỗ có hoa văn, mảng chạm có giá trị của di tích.

 Đối với các cấu kiện làm bằng gỗ tạp, hoặc cấu kiện hư hỏng toàn bộ, gia công thay thế lắp dựng mới.

 Phần kết cấu gỗ Hậu cung tu bổ thay thế các cấu kiện quá nhỏ không cân đối, thay thế các thành phần gỗ tạp không có hoa văn chạm khắc giá trị, phục hồi lối mái đao theo kiến trúc cổ xưa. Các chân đá tảng còn tốt tái định vị theo hiện trạng, các chân tảng đã hưhỏng gia công thay mới bằng đá xanh theo mẫu chân tảng hiện trạng.

 Lợp lại mái ngói, ưu tiên sử dụng ngói hiện trạng còn tốt lợp lại từ mái trước về phía sau, phần diện tích còn thiếu do ngói cong vênh, nứt vỡ lợp bằng ngói mới cùng chủng loại ngói hiện trạng.

Xây bờ nóc, bờ chảy bằng gạch đặc mác 75 kết hợp gạch gốm hoa tranh, xây, trát đắp gờ chỉ bằng VXM mác 75 theo hình thức mẫu cũ.

Tái định vị hệ thống con giống hiện trạng còn tốt, đắp phục chế 1 số chi tiết sứt vỡ bằng vữa truyền thống. Phục hồi hệ thống mái đao cong Đại bái và phần đao Hậu cung phục hồi theo kiến trúc cổ, đắp các hoa văn con giống đồng bộ kiến trúc.

Toàn bộ các cấu kiện gỗ thay thế, tu bổ vào công trình sử dụng gỗ lim.

Đào hào chống mối bên trong và bên ngoài chân móng. Chống mối nền móng và toàn bộ cấu kiện gỗ theo quy chuẩn hiện hành.

Lát toàn bộ nền bằng gạch bát kích thước 300x300x50, lát mạch chữ công.

Sơn toàn bộ bờ nóc, bờ chảy, con giống, mặt tường nội thất 1 lớp sơn lót, 2 lớp sơn phủ.

 Lắp đặt hệ thống điện, thiết bị chiếu sáng đồng bộ.

Lắp đặt bình bọt cứu hoả phòng chống cháy nổ.

Lưu ý: hạng mục là di tích cổ lâu đời đã được Bộ Văn hoá xếp hạng, trong quá

trình thi công, nếu phát hiện các hiện vật có giá trị như gạch cổ, đá cổ, ngói phải

báo ngay cho các cơ quan chức năng để xử lý điều chỉnh tu bổ nếu cần thiết.

Tu bổ tôn tạo các hạng mục khác: Nhà phụ trợ.

 Hạ giải, tháo dỡ các hạng mục phụ trợ xây tạm. Tôn tạo mới hạng mục nhà phụ trợ kiến trúc 3 gian, tường xây thu hồi bít đốc, hệ khung vi kèo gỗ, mái ngói.

 Đào móng băng, móng cột, xây móng bằng gạch kết hợp dầm, giằng khoá móng. Tường xây bằng gạch chỉ đặc mác 75, xây vữa XM mác 75. Toàn bộ phần tường xây được trát bằng vữa xi măng mác 75 dày 15mm, lăn sơn toàn bộ 1 lớp trắng, nước màu ghi sáng và ghi sẫm.

 Hệ thống bờ nóc, bờ chảy được xây trát bằng vữa xi măng mác 75, đắp gờ chỉ theo phong cách truyền thống.

Nền lát gạch bát kích thước 300x300x50, lát mạch chữ công, miết mạch lồi.

Phần kết cấu khung gia công bằng gỗ lim, xẻ hộp, đục chạm, soi chỉ theo kiến

trúc cổ.

Mái lợp toàn bộ bằng ngói kết cấu 2 lớp: Ngói mũi phục chế và ngói chiếu theo

kiến trúc cổ. Phần kết cấu gỗ mái giữ nguyên bề mặt mộc của cấu kiện gỗ sau khi gia công và lắp dựng. Gia công chân tảng, bậc trước bằng đá xanh thanh hóa.

Nhà thủ từ và bếp.

Hạ giải, tháo dỡ các hạng mục phụ trợ xây tạm. Tôn tạo mới hạng mục nhà thủ từ và bếp với kiến trúc 3 gian, tường xây thu hồi bít đốc, hệ khung vì kèo gỗ, mái ngói.

Phần móng: Kết cấu móng băng, móng cột BTCT, tường móng xây gạch chỉ đặc mác 75, xây vữa xi măng mác 75, dầm móng, giằng móng BTCT.  Tường: Xây bằng gạch đặc, vữa xây và trát bằng vữa xi măng mác 75 dày 1,5cm, lăn sơn 1 lớp trắng, 2 nước màu. Hệ thống bờ nóc, bờ chảy được xây trát bằng vữa xi măng mác 75, đắp gờ chỉ theo phong cách truyền thống.

Mái: Phần kết cấu khung gia công bằng gỗ lim, xẻ hộp, đục chạm, soi chỉ theo

kiến trúc cổ. Mái lợp toàn bộ bằng ngói kết cấu 2 lớp, ngói mũi phục chế và ngói chiếu theo kiến trúc cổ. Nền lát gạch bát KT 300x300x50, lát mạch chữ công. Gia công chân tảng và bậc trước bằng đá xanh.

Nhà vệ sinh.

Phần móng: Xây móng gạch chỉ đặc, xây vữa XM mác 75, dầm móng, giằng móng BTCT mác 200. Tường: Tường xây bằng gạch đặc, trát bằng VXM mác 75 dày 1,5cm lăn sơn lớp trắng, 2 nước màu, tường phía trong ốp gạch men kính cao 2m, nền lát gạch chống trơn.

Lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

Sân: Bóc dỡ gạch lát hiện trạng, san nền bằng cát đen K90, tạo độ dốc đảm bảo thoát nước, nền sân đổ bê tông mác 150 dày 100 đá 2x4. Lát hoàn thiện sân bằng gạch bát kích thước 300x300x50mm, lớp vữa lót dày 20mm M75#. Vườn: Di chuyển 01 cây Đa, xây bó các bồn cây hiện trạng bằng gạch chỉ, xây vỉa nghiêng, làm mạch không trát. Tường rào: Xây mới đoạn tường rào hiện chưa có và cải tạo đoạn tường rào cũ

đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn; tường xây gạch đặc vữa XM mác 75#, giằng móng là BTCT mác 200. Trang trí ô gạch hoa gốm không tráng men kích thước 300x300mm, trụ được đắp trát gờ chỉ, bố trí khe lún tường rào.

Hệ thống cấp nước: Đấu nối với cấp nước hiện có.

Thoát nước mưa: Xây dựng hệ thống ga thu thoát, rãnh thoát nước đấu nối đường ống nhựa UPVC 250 thoát ra phía ngoài di tích.

Ga xây gạch đặc, trát VXM mác 75, đáy đổ bê tông XM mác 150, nắp ga thu Composite.

 Rãnh xây gạch đặc, trát VXM mác 75, đáy BT XM mác 150.  Hệ thống cấp điện: Lắp đặt dây cáp 2x10mm2 từ công tơ vào tủ điện tổng. Hệ thống dây dẫn vào các hạng mục sử dụng và cột đèn chiếu sáng sân vườn.

Hệ thống chiếu sáng: Lắp đặt tủ điện & điều khiển chiếu sáng 600x400x200, dây đi ngầm loại 2x2,5mm2+E-1x2,5 mm2 nằm trong ống xoắn nhựa HDPE. Cột đèn thép cao 8m, bóng đèn led 100W, móng cột đèn 800x800x1000 đổ BTXM.

 Các giải pháp đầu tư:

Vật liệu để tu bổ di tích:

 Vật liệu để tu bổ di tích chủ yếu là gỗ lim, gạch bát, ngói mũi hài sản xuất bằng

công nghệ nung truyền thống theo nguyên mẫu, đá xanh và các loại hóa chất xử lý mối mọt theo tiêu chuẩn.

Vật liệu gỗ: Vật liệu gỗ sử dụng là gỗ lim nhập khẩu loại tốt, chuyên dùng cho công tác tu bổ, xây dựng đình chùa.

Gạch lát nền, ngói mũi hài, ngói lót chữ thọ: Loại 1 và là loại vật liệu truyền thống được nung thủ công. Gạch xây là loại gạch đặc nhà máy mác 75 loại 1, vữa xi măng.

Vật liệu đá: Là loại đá màu xanh xám, chất lượng đồng đều, không rạn nứt. Vôi: Những loại vôi sau đây được dùng để chế tạo vữa trang trí là vôi đá và vôi có nguồn gốc biển, đáp ứng TCVN 2231 và các yêu cầu của thiết kế. Vữa dùng trong nề ngõa trang trí, trong lát nền nhà bằng gạch bát: Sử dụng vữa vôi truyền thống. Các loại vật liệu khác phù hợp đáp ứng trong công tác tôn tạo, tu bổ.

 Giải pháp kỹ thuật:

Các hạng mục tu bổ, tôn tạo độc lập với các hạng mục khác trong quần thể di tích nên việc thi công hạ giải lắp dựng thuận lợi.

Các cấu kiện khi gia công xong phải được xếp gọn, bảo quản tránh mưa nắng;

gia cố móng xây tường, gia cố móng chân tảng, tu bổ, thay thế, lắp dựng các cấu kiện hệ khung, hệ mái, lợp mái ngói, xây lắp bờ nóc bờ chảy, con giống và hoa văn họa tiết, lát nền, bó nền, lát bậc, hoàn thiện công trình.

 Giải pháp PCCC:

Phòng cháy chữa cháy bằng hệ thống bình bọt treo tại các vị trí gần cửa ra vào

kèm theo tiêu lệnh chữa cháy.

 Giải pháp chiếu sáng:

Các đường trục dẫn đến tủ điện dùng cáp lõi đồng, các đường nhánh ra đèn, ổ cắm là đường dây 2 lớp vỏ bọc PVC đặt ngầm trong tường.

 Thiết bị bảo vệ: sử dụng át tô mát 1 pha.

 Công tắc và ổ cắm: toàn bộ công tắc và ổ cắm ngầm tường độ cao cách sàn của công tắc 1,3m; ổ cắm là 0,4m.

Giải pháp chống mối: chống mối hàng trong, ngoài công trình và các cấu kiện gỗ

Tổ chức tư vấn:

 Nhà thầu tư vấn khảo sát đo vẽ hiện trạng: Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế

kiến trúc xây dựng Việt Nam. Nhà thầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi: Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng Việt Nam.

Nhà thầu thẩm tra Báo cáo nghiên cứu khả thi: Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Kinh Đô.

Địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất:

 Địa điểm xây dựng: xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

 Diện tích sử dụng đất: Trong khuôn viên hiện có của đình Siêu Quần.

Loại, nhóm dự án; loại và cấp công trình; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình: Công trình dân dụng, nhóm C, cấp IV, Theo thông tư số 05/2022/TT-

BXD ngày 30/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành QCVN 03:2022/BXD. Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn:

 Số bước thiết kế: 02 bước.

Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn.

 QCVN 04-1:2015/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà ở và công trình công cộng.

QCVN 06:2020/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

QCVN 18:2014/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng.

 TCVN 4319:2012: Nhà và công trình công cộng - Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.

TCVN 12603:2018: Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật - Thi công và nghiệm thu phần nề ngõa.

TCVN 12185:2017: Bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích kiến trúc nghệ thuật - Thi công và nghiệm thu kết cấu gỗ.

- TCVN 2737:2020: Tiêu chuẩn thiết kế - tải trọng và tác động.

- TCVN 5574:2018: Tiêu chuẩn thiết kế - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.

- TCVN 9361:2012: Công tác nền móng. Thi công và nghiệm thu.

- TCVN 9362:2012: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình.

- TCVN 5573:2011: Tiêu chuẩn thiết kế - Kết cấu gạch và gạch đá cốt thép.

- TCVN 8164:2015: Tiêu chuẩn thiết kế - Kết cấu gỗ.

- TCVN 9207:2012: Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng.

- TCVN 9206:2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.

- TCVN 8268:2017: Phòng mối cho công trình xây dựng đang sử dụng.

- TCXD 7957-2008: Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài.

- Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, các tiêu chuẩn thiết kế và

tài liệu kỹ thuật chuyên ngành có liên quan về tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá,

thiết kế điện, nước, phòng cháy chữa cháy, chống sét, phòng chống mối mọt… hiện hành.

 Giá trị tổng mức đầu tư: 25.729.000.000 đồng

(Bằng chữ: Hai mươi lăm tỷ, bảy trăm hai mươi chín triệu đồng). Trong đó: TT Nội dung Giá trị Đơn vị

 Chi phí xây dựng 20.550.497.355 đồng

 Chi phí quản lý dự án 559.973.528 đồng

 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.873.634.945 đồng

Chi phí khác 253.583.106 đồng

 Chi phí dự phòng 2.492.311.066 đồng

Tổng cộng (làm tròn) 25.729.000.000 đồng

 Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2026-2028.

 Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách thành phố hỗ trợ có mục tiêu Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND Thành phố Hà Nội; Ngân sách huyện đầu tư thực hiện các hạng mục theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 của HĐND huyện Thanh Trì.

 Hình thức quản lý dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thực hiện.

 Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Dự án không phải thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định.

 Trình tự đầu tư xây dựng đối với công trình bí mật nhà nước: công trình xây dựng không phải công trình bí mật nhà nước.

 Các nội dung khác: không.

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

 Các bước tiếp theo thực hiện theo Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Thông tư số 15/2019/TT- BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Uỷ ban nhân dân Huyện giao:

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Huyện:

Tổ chức quản lý, thực hiện dự án đầu tư theo các quy định của nhà nước và thành phố về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, giám sát đánh giá đầu tư và các quy định liên quan đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư theo dự án được phê duyệt.

Tổ chức lập và trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức mở thầu, Chủ trì thẩm định điều kiện lựa chọn nhà thầu, năng lực các nhà thầu.

Ký kết các hợp đồng tư vấn, hợp đồng xây lắp; tổ chức giám sát; tổ chức nghiệm thu, tạm ứng, thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng; lập hồ sơ quyết toán công trình theo đúng các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng công trình. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chuẩn xác và tính hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu gửi kèm hồ sơ dự án.

Thực hiện đầy đủ các kiến nghị tại văn bản thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì.

Thực hiện giám sát đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.

 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh Trì:

 Thẩm định và trình UBND Huyện phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

 Thực hiện giám sát đầu tư và quản lý thanh, quyết toán kinh phí đầu tư.

 Phòng Quản lý đô thị huyện Thanh Trì:

Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo quy định

Đình Siêu Quần có từ thời Lê. Thờ: Trịnh Khả, Nguyễn Phục cùng hai phu nhân. Xếp hạng: Di tích quốc gia (1994) thuộc thôn Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội.

Làng Siêu Quần xưa là một trang, có tên chữ Quần Cư và tên nôm Kẻ Gùn . Làng là nơi sinh tụ của dân phiêu tán của rất nhiều địa phương khác nhau, trong đó một bộ phận lớn là của huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa) và vùng Thuận Hóa (tỉnh Thừa Thiên - Huế) di chuyển từ đầu thời Lê Sơ ra vùng trũng phía nam kinh thành Thăng Long. Hơn sáu trăm năm trôi qua, thế nhưng lạ thay giọng nói của nhiều người dân ở đây vẫn giữ được những âm gốc ở quê cũ.

Đình Siêu Quần thờ hai vị nhân thần có công với nước thời Lê sơ là khai quốc công thần Trịnh Khả và tiến sĩ Nguyễn Phục. Phối thờ còn có hai bà vợ là Diệu La công chúa và Quý Minh Trí Tỉnh phu nhân. Trong hậu cung hiện còn giữ được 11 đạo sắc phong. Việc thờ Trịnh Khả là do dân quê ông từ Thanh Hóa chuyển cư ra, đem theo cả thành hoàng làng gốc.

Trịnh Khả người Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tổ tiên từng có công đánh giặc Nguyên. Ông là con út, khi còn rất trẻ đã theo Lê Lợi tham gia hội thề Lũng Nhai năm 1416. Do lập nhiều chiến công ở cầu Xa Lộc, Ninh Kiều, Tốt Động và cửa ải Lê Hoa, ông được ban quốc tính sau khi đánh thắng giặc Minh. Trịnh Khả từng làm trấn thủ xứ Tuyên Quang rồi Lạng Sơn. Năm 1451 do bị gièm pha, ông và con là Trịnh Bá Quát bị giết. Đời Lê Thánh Tông (1460 - 1497) ông được minh oan và truy tặng tước Thiếu phó Liệt quốc công.

 

Nguyễn Phục quê Đình Vân, huyện Gia Phúc, xứ Hải Dương. Cha theo nho học, mẹ họ Nguyễn quê Kẻ Am, huyện Thanh Trì. Ông đỗ tiến sĩ khoa Quý Dậu (1453), sau đó được mời vào cung để dạy hai hoàng tử Nghi Dân và Tư Thành. Nguyễn Phục từng ba lần đi sứ nhà Minh, học được nghề trồng dâu, nuôi tằm về dạy cho dân. Năm 1470 ông phụ trách quân lương theo Lê Thánh Tông nam chinh và bị xử chết khi thuyền lương đến chậm vì bão. Sau ông được giải oan và triều đình ban sắc phong truy tặng.

 

Đình [và chùa Siêu Quần ở cách đó khoảng 400 m] đã được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo quyết định 226 ngày 5-2-1994 của Bộ Văn hóa - Thông tin.

Đình Siêu Quần quay hướng nam, nhìn ra ngã ba đường làng, ven dòng kênh Hòa Bình nơi đổ vào sông Nhuệ. Gần đây đình đã trùng tu, hàng cau cao bị chặt nhưng kiến trúc cuối cùng mang phong cách thời Nguyễn được giữ lại gần nguyên vẹn. Cổng tam quan gồm 4 trụ biểu đắp câu đối chữ Hán, trên tường có các phù điêu hình cổ thụ và cặp hộ pháp cắp đao đứng gác hai cửa phụ.

Sau cổng đình là sân gạch với nhà tả hữu mạc ở hai bên. Mặt bằng xây dựng có kết cấu theo hình chuôi vồ. Tiền đường rộng 5 gian, cửa che kín toàn bằng gỗ lim. Hậu cung gồm 3 gian, bên trong có tượng hai vị nhân thần được đặt trong ngai ở giữa cung cấm, tượng hai vị phu nhân ngự ở hai bên. Các mảng kiến trúc gỗ được chạm hình rồng, hoa lá và các đề tài hổ phù, long ẩn, tứ linh.

 

Trong đình hiện vẫn lưu giữ được khá nhiều cổ vật quý, bao gồm hoành phi, câu đối, bài châm, 2 cỗ kiệu sơn son thiếp vàng, các bức cuốn thư chạm trổ tinh vi và bức đại tự nổi tiếng với bốn chữ “Siêu bạt quần luân”. Ngoài ra còn có các di vật khác như: cửa võng, sập, hương án, hạc thờ, tam sư bằng đồng, 4 cỗ long ngai, bài vị, 11 đạo sắc phong.

 

                                                    Lại Thị Hồng Nguyên - VHTT