QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 26/02/2024 của UBND huyện Thanh Trì về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã chủ động ứng phó bão số 3 trên địa bàn huyện.
Theo đó, Huyện đã tổ chức 03 đoàn kiểm tra do các đồng chí trong Thường trực Huyện ủy làm trưởng đoàn để kiểm tra, đôn đốc các xã, thị trấn, các phòng, ban, đơn vị triển khai biện pháp phòng chống bão; ban hành lịch trực ban chỉ huy, phân công lực lượng và tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các địa phương, cơ sở trực ban, tuần tra canh gác đê theo chỉ đạo của Trung ương, thành phố; chỉ đạo kiểm tra, rà soát các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, cháy, nổ, nhà ở của người dân xuống cấp, công trình đang xây dựng để có biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân dân, đặc biệt là các hộ cận nghèo, hộ neo đơn, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
Huyện ủy triển khai Công điện số 10-CĐ/UBND ngày 4/9/2024 của UBND Thành phố Hà Nội, Công điện số 07-CĐ/UBND ngày 6/9/2024 của UBND huyện Thanh Trì về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3 sáng ngày 6/9
Tiêu biểu như: xã Đại Áng phối hợp với Xí nghiệp thủy lợi Thanh Trì thực hiện gia cố điểm sạt lở, tràn bờ đê do cơn bão số 2 tại khu vực Trạm bơm Hòa Bình (khoảng 400m); Xã Tả Thanh Oai, xã Liên Ninh, Tân Triều, Vạn Phúc, Yên Mỹ tổ chức cắt tỉa cành cây có nguy cơ gãy đổ; Xã Đông Mỹ, Yên Mỹ tổ chức khơi thông hệ thống kênh mương do xã quản lý...
Các cơ quan, đơn vị có liên quan và các xã, thị trấn ứng phó với cơn bão số 3 trong mọi tình huống
Đến 15h10 phút ngày 6/9/2024, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, lượng mưa không đáng kể. Các tuyến sông tiêu nội huyện mực nước trung bình. UBND các xã, thị trấn đã tổ chức kiểm tra, rà soát hệ thống đê, kè, cống, công trình thủy lợi và các công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn đề kịp thời phát hiện các hư hỏng, sự cố; thực hiện giải tỏa đăng đó, sen bèo, vật cản, khơi thông dòng chảy, hệ thống đê điều, thủy lợi ổn định, chưa có bất thường; tăng cường kiểm tra, rà soát, tháo dỡ các biển quảng cáo, áp phích có nguy cơ mất an toàn; cắt tỉa cành cây và yêu cầu đơn vị thi công có biện pháp đảm bảo an toàn đối với các công trình đang thi công...
Xí nghiệp thủy lợi Thanh Trì và các HTX tranh thủ vận hành công trình trạm bơm, cống tiêu, hạ thấp mực nước trong hệ thống kênh mương, ao, hồ, vùng trũng để gia tăng khả năng trữ nước khi mưa lớn, giảm nguy cơ ngập lụt, úng.
Theo phòng Kinh tế huyện, toàn huyện có 1.713ha diện tích gieo trồng vụ mùa, trong đó diện tích lúa là: 1.063ha; diện tích rau màu 650ha. Các diện tích lúa Mùa đã trỗ đạt 60%; diện tích lúa còn lại (chủ yếu tập trung tại các xã Tam Hiệp, Hữu Hòa, Tả Thanh Oai). Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện là 765,2 ha, trong đó có khu vực trũng thấp (xã Đại Áng, xã Vĩnh Quỳnh, thôn Siêu Quân xã Tả Thanh Oai, xã Hữu Hòa với diện tích khoảng 200ha). Đồng thời đảm bảo đầy đủ vật tư, phương tiện cho công tác phòng chống bão, cung cấp 30 bao tải để gia cố điểm sạt lở, tràn bờ trên tuyến đê sông Nhuệ (trên địa bàn xã Đại Áng).
Cùng với đó, Đài phát thanh từ huyện tới cơ sở đã tăng cường thông tin tình hình, diễn biễn của bão; tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng tránh; gia cố, chẳng chống nhà cửa; chuồng trại gia súc, gia cầm; tranh thủ thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; có biện pháp chống tràn bờ các ao nuôi thủy sản góp phần đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân trên địa bàn.
Nhờ vậy, tính đến 16h, ngày 6/9/2024, theo ghi nhận ban đầu, trên địa bàn huyện ghi nhận bị đổ 3 cây xanh to (trong đó, có 1 cây xanh tại ngõ 1 đường Phan Trọng Tuệ, 1 cây xanh trên tuyến đường từ Nhà văn hóa đến Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện và 1 cây trên đường Vũ Lăng) và 1 số cây xanh nhỏ, huyện đã phối hợp với Công ty 68 - Sở Xây dựng và Công ty TNHH Cây xanh đô thị để khắc phục xử lý, đảm bảo không để ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên địa bàn.
Một số cây xanh trên địa bàn huyện bị đổ do ảnh hưởng của bão, không có thiệt hại về người
Thanh Hồng - Trung tâm VHTT&TT