HỌẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ, CÔNG TÁC XÃ HỘI HỌẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ, CÔNG TÁC XÃ HỘI

Gương người vay vốn khuyết tật
Ngày đăng 19/04/2024 | 15:40  | Lượt xem: 296

Người khuyết tật trên địa bàn huyện Thanh Trì được ưu tiên vay vốn tín dụng chính sách

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban bí thư Trung Ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng Chính sách xã hội, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn huyện Thanh Trì luôn quan tâm chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách; ưu tiên vốn cho người khuyết tật là một trong các đối tượng ưu tiên khi triển khai vốn tín dụng chính sách trên địa bàn; chỉ cần  người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn sẽ được vay vốn tín dụng chính sách với lãi suất ưu đãi 3,96%/năm.

Hội người khuyết tật huyện Thanh Trì tìm nhiều giải pháp, biện pháp giúp hội viên nâng cao chất lượng cuộc sống, tuyên truyền chính sách tín dụng ưu đãi, giúp hội viên biết và tiếp cận với nguồn vốn, phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Thanh Trì giúp hội viên tiếp cận vốn vay.

Nhiều người khuyết tật trên địa bàn, với phương châm không muốn bị bỏ lại phía sau, vượt qua số phận, mạnh dạn vay vốn tín dụng chính sách để phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Chị Trịnh Thị Lương là một điển hình của người khuyết tật trong vay vốn tín dụng chính sách.

Chị Trịnh Thị Lương, người Thôn Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai, Khi sinh ra, đã thiệt thòi hơn bạn bè cùng trang lứa, bị khuyết tật vận động bẩm sinh, thấp nhỏ do di chứng cha đi bộ đội để lại. Bản thân không tự sử dụng các phương tiện tham gia giao thông, mỗi lần đi đâu, nếu gần tôi đi bộ, xa hơn tôi phải đi xe ôm, xe buýt, … Vượt lên số phận, chị đi học nghề may, lấy cần cù, chịu khó khắc phục khó khăn của bản thân bị khuyết tật, khó khăn trong đi lại; không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề, để có nghề, có thu nhập tự nuôi bản thân, không phải phụ thuộc vào bố mẹ ngày càng già yếu.

Sau khi học nghề xong, chị được biết đến nguồn vốn giải quyết việc làm, với lãi suất ưu đãi cho người khuyết tật, bằng 50% lãi suất cho vay, với mức lãi suất 3,96%/năm. Chị đã mạnh dạn vay vốn tín dụng chính sách từ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thanh Trì từ năm 2014 đến nay, mỗi kỳ vay là 24 tháng, kỳ sau vay tăng hơn kỳ trước 5 triệu đồng để mở cửa hàng may tại nhà, Tiền vay được đầu tư để mua máy khâu, mỗi đợt vay, tôi thay thế máy cũ, hỏng, nâng cấp máy khâu hiện đại hơn để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm may mặc. Tiền vay giúp tôi có thu nhập cho bản thân và gia đình, mỗi tháng có thu nhập khoảng 8 triệu đồng/tháng, giúp ổn định cuộc sống; ngoài ra, còn tạo việc làm thêm cho từ 2-3 chị em nông dỗi tại địa phương, với mức thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng. Sản phẩm may của tôi không chỉ đáp ứng cho khách hàng nhỏ lẻ tại địa phương, mà đã có những đơn hàng lớn hơn, may đồng phục áo dài, đồng phục cho một số cơ quan đơn vị.

Không những vậy, trong thời gian gần đây khi kinh doanh online đang phát triển, chị cũng mạnh dạn học hỏi phương thức kinh doanh mới, mở bán tại cửa hàng và online thêm các phụ kiện đi theo hàng may mặc như vòng, đồng hồ…

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Châu Loan – chủ tịch Hội người khuyết tật huyện Thanh Trì nói  “Với nguồn vốn vay ưu đãi về lãi suất, giúp những người yếu thế hơn như người khuyết tật có thể cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường, Hội luôn tuyên truyền chủ trương chính sách tín dụng ưu đãi đến hội viên. Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 34 người khuyết tật, người mù vay vốn tín dụng chính sách với số tiền trên 1,5 tỷ đồng.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Hội khuyết tật Việt Nam, chị  Nguyễn Châu Loan luôn mong muốn các hội viên khuyết tật có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn đã được tiếp cận vốn tín dụng chính sách lan tỏa sự mạnh dạn, tự tin đến các hội viên khuyết tật khác của huyện Thanh Trì mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình.

Lưu Xuân Dũng - VHTT