DU LỊCH THANH TRÌ DU LỊCH THANH TRÌ

HỘI LÀNG MỸ Ả
Ngày đăng 13/03/2024 | 10:58  | Lượt xem: 757

Làng Mỹ Ả còn có tên gọi là Hoạ Ả, là một làng cổ ven sông Hồng, đầu thế kỷ XIX thuộc tổng Nam Phù Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng, nay là thôn 5, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

 

 

L hội làng Mỹ Ả được tổ chức vào ngày mùng 8 và mùng 9 tháng 2 âm lịch hằng năm, kỷ niệm ngày sinh đức Thành hoàng làng là Đường Cao đô hộ Bột Hải quận vương, huý là Biền (Cao Biền). Lễ hội có nghi thức quan trọng nhất là rước nước từ sông Hồng về nên còn được gọi là lễ cấp thủy. Hội được tổ chức vào tháng 2 được hiểu là mùa xuân, mang dương khí, đi với nước (cấp thủy) thuộc "âm" là hợp vi quy luật âm dương đối đãi.

Ngày mùng 8 tháng 2 làm lễ bao sái đồ thờ, chồng kiệu rưc, chuẩn bị lễ vật dâng cúng, trong đó đặc biệt chú ý đồ mã, tất cả đều có màu trắng (hợp với màu của nưc), ngoài ngựa, thuyền được làm vi kích thước lớn thì bắt buộc phải có mt cỗ mũ cho quan lớn Bơ Phủ và hai cỗ mũ cho hai vị hu cận, một lốt tam đầu cửu vĩ.

Hi gn với l cp thy nên làng sẽ chọn các nam thanh nữ tú chưạ có gia đình, nhà không vướng tang để rước hai cỗ kiệu: một kiệu rước choé nước và một kiệu long đình, ngoài ra có đoàn cầm lỗ bộ. bát bửu đi theo hộ giá.

Múa rồng do các nam thanh niên trong làng đảm nhận sau khi đã luyện tập khá công phu. Những công việc này đòi hỏi có tính nghệ thuật nên những người tham gia trò này hai, ba năm mới phải thay. Đội múa sênh tiền gồm bốn nữ cũng được luyện tập trước đó một thời gian. Ngoài ra, để ra sông lấy nước, nhất thiết phải có ba chiếc thuyền to chở lễ, ban tế, kiệu, đội dâng hương, đội múa rồng, nhà sư trụ trì chùa làng và một số thành viên tham gia lễ cấp thuỷ theo nhiệm vụ đã phân công.

Buổi sáng rước kiệu ra bến Đam Uyên, xã Duyên Hà, lấy nước từ sông Hồng về mộc dục. Trước khi đi, thầy cúng lần lượt làm lễ xin đức Thành hoàng phù hộ cho chủ tế rồi đến ban tế, các thành viên (đội cờ, đội kiệu, đội bát âm…) và nhân dân xin được nước của Hà Bá, đi đến nơi về đến chốn vì đường rước khá xa, lại khó đi.

Sau khi làm lễ trình, đội rồng múa cửa đình để đón đoàn rước bt đầu khi hành. Đi đầu là đội cờ, tiếp đến là đội trống đội bát âm, đội bát bửu, các vãi già cầm tràng phan, kiệu long đình, đội tế nam, kiệu rưc nưc và đội tế nữ cùng đoàn đội lễ (các mâm quả, bánh kẹo, hoa được trình bày rất đẹp). Thường thì kiệu long đình đi trước nhưng hay tụt lại sau do kiệu quay, kiệu chạy ít khi đi bình thưng theo thứ tự. Tuy nhiên khi đoàn xuống đến bến bao giờ kiệu long đình cũng tới trước, hạ kiệu chờ làm lễ, trong lúc đó rồng múa vòng quanh kiệu nhiều lần. Cũng như khi tham gia rước, rồng sẽ chạy từ trên xuống dưới, từ phải sang trái theo chiều mở ra của vũ trụ, hợp với quy luật âm dương vận hành, đem lại may mắn cho dân làng. Ba chiếc thuyền lớn đã được chuẩn bị neo sẵn tại bờ sông, theo phân công, đội hình rước thứ tự nên thuyền rất trật tự, đảm bảo an toàn cho người và lễ vật dâng cúng.

Thuyền từ từ chạy đến giữa sông, lúc này ở thuyền chính lễ mã đã được bày lên mũi thuyền, tiếp đó là lễ mặn, hoa quả và các mâm lễ của dân làng chuẩn bị được bày ra. Thầy cúng, chủ tế và mọi người bắt đầu làm lễ. Sau khi đọc mật chú, thầy cúng tuyên đọc sớ văn cầu bản mệnh, sức khoẻ, trừ tai ương, bệnh tật cho dân. Chủ tế, thầy cúng ra làm lễ Hà Bá, các lễ mã lần lượt được thả xuống sông cùng với tiền vàng, một ít tiền trần và ¼ con ngan trong lễ mặn vừa dâng cúng. Sau mỗi tiếng trống, chủ tế dơ cao tay cầm gáo dừa chuôi tre múc nước vào choé. Kết thúc lễ, đoàn thuyền quay đầu vào bờ. Nhân đân tập trung trên bờ, chờ rước nước lên sẽ theo đoàn quay trở về đình.

Buổi trưa làng tổ chức tế thánh do ban tế của làng đảm nhim. Buổi tế kéo dài khoảng một giờ, qua ba tuần dâng rượu, một tuần đăng, một tuần hương hoa oản quả. Trong khi tế, ông từ đứng trong cung thỉnh chuông nhỏ, bắt buộc phải bịt khăn đỏ ngang miệng để giữ sự thanh tịnh.

Trưa cùng ngày, toàn th dân làng thụ lc thánh tại đình. Tối mùng 8 có văn nghệ quần chúng. Ngày mùng 9 rước kiệu long đình, kiu bát cng một vòng quanh làng, buổi chiu có một tuần tế như ngày mùng 8. Ngày mùng 10 làng làm lễ tạ, đóng cửa đình, kết thúc một kỳ lễ hội đầy hào hứng để tiếp tục trở lại với những công việc nhà nông, việc buôn bán giao thương và học hành thường nhật. Những người con xa quê lại hẹn gặp nhau trong kỳ hội làng truyền thống năm sau. Nếp sống làng quê với những thuần phong mỹ tục vẫn được dân làng Mỹ Ả gìn giữ, để rồi ngày một phát huy tốt hơn trong đời sống văn hoá cộng đồng, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

Hồng Nguyên_ VHTT