DU LỊCH THANH TRÌ DU LỊCH THANH TRÌ

Chùa Triều Khúc, xã Tân Triều được UBND huyện Thanh Trì phê duyệt dự án tu bổ di tích.
Ngày đăng 05/11/2024 | 16:02  | Lượt xem: 443

Ngày 4/11/2024 UBND huyện Thanh Trì phê duyệt dự án tu bổ di tích chùa Triều Khúc.

 

 

Căn cứ các quy định hiện hành:

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi một số điều của Luật Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019; Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự; Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung ngày 17/6/2020; Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 về việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch,dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; số 67/2022/NĐ-CP ngày 21/9/2022 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 về việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Căn cứ các Thông tư của Bộ Xây dựng: số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 về ban hành định mức Xây dựng; số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 về hướng dẫn phương pháp xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình; Căn cứ Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND thành phố Hà Nội quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công của thành phố Hà Nội; Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND TP Hà Nội); Căn cứ Quyết định 68-VH/QĐ ngày 29/01/1993 của Bộ trưởng Văn hóa – Thông tin về việc công nhận di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đình – Đền – Chùa Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội; Căn cứ các Nghị quyết của HĐND huyện Thanh Trì: số 37/NQ-HÐND ngày 16/12/2022 về chủ trương thực hiện tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Thanh Trì giai đoạn 2023-2026; số 46/NQ-HÐND ngày 14/11/2023 về việc phê duyệt chủ trương, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐND huyện; Căn cứ Văn bản số 2864/BVHTTDL-DSVH ngày 09/7/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thẩm định dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Triều Khúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; Căn cứ các Quyết định của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì: số 689/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 về việc phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư dự án; Số 109/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 15/3/2024 về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án; Số 171/QĐ- BQLDAĐTXD ngày 12/4/2024 về việc phê duyệt chỉ định đơn vị thực hiện gói thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án: Tu bổ, tôn tạo chùa Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì; Căn cứ Báo cáo kết quả thẩm tra hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi số 37/TTr- KTVN ngày 08/8/2024 của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng Việt Nam dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì; Theo đề nghị của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì tại Tờ trình số 1008/TTr-BQLDAĐTXD ngày 09/8/2024; Thông báo kết quả thẩm định số 66/TĐ-QLĐT ngày 20/8/2024 và Tờ trình số 521/TTr-QLĐT ngày 24/10/2024 của phòng Quản lý đô thị về việc phê duyệt dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì,

UBND huyện  Phê duyệt dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì với các nội dung chủ yếu sau:

 Tên dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì.

 Người quyết định đầu tư: Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì.

 Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì.

Mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng:

 Mục tiêu đầu tư:

Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Triều Khúc, xã Tân Triều nhằm kịp thời tu bổ, tôn tạo các hạng mục bị hư hỏng, xuống cấp, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của di tích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng cho nhân dân.

Quy mô đầu tư xây dựng:

Theo các Nghị quyết HĐND huyện Thanh Trì: số 37/NQ-HÐND ngày 16/12/2022, số 46/NQ-HÐND ngày 14/11/2023: Tu bổ Tam bảo; tôn tạo sân vườn và hạ tầng kỹ thuật (phòng chống mối, cấp thoát nước, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy) phương án tu bổ, tôn tạo đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định, chấp thuận tại Văn bản số 2864/BVHTTDL-DSVH ngày 09/7/2024.

Gồm các hạng mục:

- Tu bổ Tam bảo.

- Tôn tạo sân vườn và hạ tầng kỹ thuật (phòng chống mối, cấp thoát nước, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy).

(Chi tiết nội dung, giải pháp thiết kế theo nội dung Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi số 66/TĐ-QLĐT ngày 20/8/2024 của phòng Quản lý đô thị).

Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, lập thiết kế cơ sở; tổ chức lập khảo sát xây dựng; tổ chức tư vấn thẩm tra:

Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, lập thiết kế cơ sở: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Văn hóa và đô thị Việt Nam.

Tổ chức khảo sát, đo vẽ hiện trạng: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng văn hóa và đô thị Việt Nam.

Tổ chức tư vấn thẩm tra: Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế Kiến trúc xây dựng Việt Nam.

Địa điểm xây dựng và diện tích đất sử dụng: Xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Loại, nhóm dự án; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính:

Dự án: Nhóm C; Loại, cấp công trình chính: Công trình dân dụng, cấp III;

Thời hạn sử dụng theo thiết kế: Theo QCVN 03:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng.

 Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn:

- Số bước thiết kế: Thiết kế 02 bước.

- Danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn: theo các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.

Tổng mức đầu tư xây dựng; giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng:

Tổng mức đầu tư xây dựng: 15.454.000.000 đồng (Bằng chữ: Mười năm tỷ, bốn trăm năm mươi tư triệu đồng chẵn). Giá trị các khoản mục chi phí như sau:

TT Nội dung Giá trị phê duyệt Đơn vị

 Chi phí xây dựng 10.667.104.099 đồng

 Chi phí quản lý dự án 334.171.279 đồng

 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.139.825.145 đồng

 Chi phí khác 198.935.533 đồng

 Chi phí dự phòng 3.113.963.944 đồng

Tổng cộng (làm tròn) 15.454.000.000 đồng

(Chi tiết các khoản mục kèm theo Báo cáo thẩm tra Báo cáo nghiên cứu

khả thi số 37/BCTT ngày 08/8/2024 của Công ty cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng Việt Nam).

Thời gian thực hiện dự án: Năm 2026 – 2028.

Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo tiến độ thực hiện dự án: Ngân sách Thành phố hỗ trợ có mục tiêu theo Nghị quyết 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND thành phố Hà Nội, Ngân sách huyện đầu tư thực hiện các hạng mục theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 của HĐND huyện Thanh Trì.

 Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.

Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Dự án không phải thực hiện giải phóng mặt bằng.

 Thời gian sử dụng công trình: Theo QCVN 03:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp công trình phục vụ thiết kế xây dựng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

Các bước tiếp theo thực hiện theo đúng trình tự thủ tục quy định của Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Di sản và các quy định pháp luật liên quan.

 Trách nhiệm của Chủ đầu tư và các phòng, ban.

 Chủ đầu tư có trách nhiệm:

- Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao đảm bảo tiến độ, chất lượng, đúng trình tự thủ tục, đạt mục tiêu, hiệu quả đầu tư và tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng, bố trí đủ nguồn ngân sách để triển khai dự án theo quy định.

- Tổ chức lựa chọn các nhà thầu và triển khai công việc tiếp theo đảm bảo đúng Luật Xây dựng; Luật Đấu thầu; các Nghị định hướng dẫn thực hiện và các quy định hiện hành khác có liên quan.

- Lập, trình thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình theo đúng quy mô dự án được phê duyệt theo quy định làm cơ sở triển khai thực hiện.

- Tổ chức tốt biện pháp thi công và đảm bảo an toàn giao thông cho người

và phương tiện trong quá trình thi công công trình, có phương án đảm bảo không ảnh hướng đến khu vực lân cận xung quanh dự án.

Phòng Quản lý đô thị: Thực hiện thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định. Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo quy định.

Phòng Tài chính – Kế hoạch: Tham mưu UBND huyện bố trí nguồn vốn và sử dụng kinh phí tiết kiệm, hiệu quả. Thẩm định và trình UBND huyện phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Thực hiện giám sát đầu tư và quản lý thanh, quyết toán kinh phí đầu tư.

Phòng Tài nguyên và Môi trường: hướng dẫn thực hiện các thủ tục về đất đai và tổ chức giám sát các biện pháp bảo vệ môi trường

Trước đó, Ngày 09/7/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Văn bản số 2864/BVHTTDL-DSVH về việc “thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Triều Khúc, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội”

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận được Tờ trình số 155/TTr-UBND ngày 03/6/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị thẩm định Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (kèm theo hồ sơ). Sau khi nghiên cứu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ý kiến thẩm định như sau:

Thỏa thuận Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Triều Khúc, nội dung: Tu bổ Tam bảo; tôn tạo sân vườn và hạ tầng kỹ thuật (phòng chống mối, cấp thoát nước, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy).

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lưu ý:

 - Giữ nguyên cốt nền sân trước Tam bảo. Sử dụng gạch lát sân để lát trên bề mặt ga thu nước.

- Đối với việc tu bổ Tam bảo:

+ Cần bảo tồn tối đa các cấu kiện gỗ cũ. Giữ nguyên các cấu kiện còn tốt và cấu kiện có trang trí chạm khắc, các mảng chạm (hệ cốn, xà, kẻ tại vì hiên...); gia cố, tu bổ cấu kiện gỗ hư hỏng một phần, chỉ thay mới các cấu kiện đã hư hỏng hoàn toàn khi có sự đồng ý của Hội đồng đánh giá di tích.

+ Nghiên cứu thay thế phần cột gạch tại Thượng điện bằng cột gỗ có cùng tiết diện với phần đầu cột hiện còn (sử dụng phương pháp nối chân). Tu bổ bảo tồn tường hồi và trụ lồng đèn tòa Tiền đường.

+ Tái sử dụng tối đa ngói cũ, chân tảng đá cũ (dự trù phương án tái sử dụng các chi tiết, cấu kiện đá phát hiện trong quá trình thi công tu bổ di tích). Không chạm hoa văn trên hệ cột hiên đá để phục hồi (chỉnh lý nếu cần thiết) các câu đối hiện có. Lược bỏ chi tiết kìm mái vì đã có trụ đấu.

+ Bảo quản, giữ gìn nguyên vẹn các đồ nội thất thờ tự (đại tự, y môn, cửa võng, câu đối, các đồ thờ, hệ thống tượng...) trong quá trình thi công để sắp xếp lại như cũ.

 + Hồ sơ cần bổ sung đánh dấu tình trạng kỹ thuật cấu kiện trên bản vẽ hiện trạng, thống nhất với giải pháp đề xuất trên bản vẽ tu bổ.

Chùa Triều Khúc, tên chữ là Hương Vân Tự, được gọi theo tên làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km về phía Tây trên đường đi Hà Đông. 

          Chùa Triều Khúc, tên chữ là Hương Vân Tự, được gọi theo tên làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km về phía Tây trên đường đi Hà Đông.

          Chùa Triều Khúc được xây dựng trong quần thể di tích của làng Triều Khúc bao gồm: đình - đền (đình Sắc) – chùa Triều Khúc. Đây là một vùng đất cổ có bề dày lịch sử hàng nghìn năm với di chỉ khảo cổ học Gò Cây Táo đã được các nhà nghiên cứu ghi nhận thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, hay đầu thời đại đồng thau, cách ngày nay khoảng 4000 đến 3500 năm

          Làng Triều Khúc thuở xa xưa được gọi là trang Khúc Giang, còn có tên nôm là Đơ Đồng vì lúc ấy dân làng sống chính bằng nghề nông, sau khi có nghề dệt quai thao mới gọi là Đơ Thao, cạnh làng Triều Khúc có làng Yên Xá tên nôm là Đơ Bùi. Trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, vùng đất này phát triển ngày một trù phú, cư dân ngày càng đông đúc, trở thành một cộng đồng làng xã truyền thống. Ngôi chùa làng Triều Khúc có khởi nguồn tạo dựng khá sớm trong lịch sử. Căn cứ khối kiến trúc vật chất và bộ sưu tập di vật văn hóa hiện còn lưu giữ tại chùa có thể đoán định chùa được xây dựng vào khoảng cuối thời Lê và được tu sửa nhiều lần vào thời Nguyễn.

          Chùa được xây dựng trên một khu đất cao, rộng thoáng giữa trung tâm của làng quay hướng nam, là hướng của Bát Nhã, hướng đến trí tuệ để hành thiện. Chùa có quy mô, kiến trúc bề thế, được bố cục hài hòa với cảnh quan xung quanh, bao gồm các công trình: Tam quan, chùa chính, hai dãy nhà Tả vu, Hữu vu, nhà thờ Tổ, nhà thờ Mẫu, Tăng phòng, phía trước có hồ nước khá rộng.

          Tam quan xây kiểu hai tầng tám mái, tầng dưỡi mở ba cửa dạng cuốn vòm, tầng trên xây gạch, mở cửa thông thoáng. Hai hồi xây hai trụ biểu kiểu lồng đèn, đỉnh đắp nổi Tứ Phượng, phần mái thượng trang trí hình rồng lá cách điệu.

          Qua Tam quan là một sân rộng lát gạch, phía trong là chùa chính gồm tòa Tiền đường và Thượng điện, bố cục mặt bằng kiến trúc theo kiểu chữ Đinh.

          Tiền đường của chùa là một tòa nhà lớn năm gian được làm theo kiểu tường xây, hồi bít đốc, tay ngai, mái lợp ngói ri, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, ở chính giữa nóc mái là hình cuốn thư đắp nổi. Bên trong bộ khung nhà làm theo kiểu chồng rường cột chốn bằng gỗ lim vững chắc. Đề tài chạm khắc trong Tiền đường khá quen thuộc, thường gặp trong các di tích như: tứ linh, rồng mây, hoa lá…với các nét chạm mềm mại tạo cho kiến trúc gỗ vẻ thanh thoát mang đậm nét phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

          Thượng điện gồm năm gian được nối liền từ gian giữa của Tiền đường vào phía sau tạo nên độ sâu vẻ thâm nghiêm của kiến trúc chùa. Bộ khung đỡ mái được làm theo kiểu chồng rường giá chiêng, xà nách dạng bào trơn, soi gờ chỉ tạo độ bền chắc cho kiến trúc.

          Hệ thống tượng chùa Triều Khúc khá đầy đủ các bộ tượng cơ bản gồm tượng các vị Phật, Bồ tát, sư Tổ, tượng mẫu…được tọa lạc trong các hạng mục kiến trúc của di tích, trong đó tập trung vào tòa Tam bảo của chùa.

Tại Tiền đường là các bệ thờ được xây sát tường hậu, hai gian bên đặt tượng Khuyến Thiện và Trừng Ác, hai gian hồi đặt tượng Đức Ông, Thánh Tăng và các trợ thủ.

          Gian giữa Thượng điện ở vị trí cao, trang trọng nhất là bộ Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân; lớp thứ hai là bộ Di Đà Tam Tôn gồm: pho tượng lớn A Di Đà ngồi giữa, đứng hai bên là tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát; lớp thứ ba là pho tượng lớn Phật Thích Ca Thuyết Pháp (hay còn gọi là Phật Niêm Hoa) hai bên là hai vị Bồ Tát; lớp thứ tư là tượng Di Lặc; lớp thứ năm là tượng Ngọc Hoàng ngồi giữa, hai bên là Nam Tào và Bắc Đẩu, phía trước là tòa Cửu Long ở giữa đặt tượng Thích Ca Sơ Sinh. Hồi bên phải đặt ban thờ Quan Âm Thị Kính, hồi bên trái đặt ban thờ Quan Âm Chuẩn Đề nhiều tay.

          Bên phải chùa là một tòa bảy gian, các bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu thượng chồng rường con nhị, hạ kẻ. Trong đó , ba gian đầu là thờ Mẫu (có chuôi vồ nhỏ phía sau), ba gian tiếp theo là phòng khách và một gian trụ trì.

          Sau chùa là nhà Tổ năm gian xây gạch kiểu đầu hồi bít đốc tay ngai, bộ vì theo kiểu thượng giá chiêng, hạ kẻ. Trong nhà, sát tường hậu xây các bệ cao, ban giữa thờ Đạt Ma sư tổ, hai bên là thờ các vị sư tổ từng trụ trì ở chùa. Bên hồi gian ngoài thờ Phật Thích Ca.

          Ngoài các công trình kiến trúc chính trên, trong khuôn viên của chùa còn có điện thờ Tam Thánh, đền thờ ông Tổ nghề kim hoàn được xây dựng ở bên phải và bên trái Tam Bảo

          Chùa Triều Khúc còn lưu giữ được bộ di vật có giá trị cao về nghệ thuật như 52 pho tượng tròn được tạo tác rất công phu, một số pho mang phong cách nghệ thuật thời Lê (thế kỷ XVIII) như tượng Tam Thế, A Di Đà; các bức cửa võng gỗ chạm nghệ thuật thế kỷ XIX và hoành phi, câu đối, hương án, cuốn thư, bát hương, chuông đồng….thời Nguyễn. Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1993.

                                               Lại Thị Hồng Nguyên - VHTT