CHUYỂN ĐỔI SỐ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tuyên truyền tắt sóng 2G, phổ cập điện thoại thông minh
Ngày đăng 08/08/2024 | 17:01  | Lượt xem: 455

Theo lộ trình dừng vận hành hệ thống di động 2G Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, từ ngày 16/9/2024 tất cả các nhà mạng viễn thông Việt Nam sẽ dừng cung cấp dịch vụ cho những thiết bị dùng công nghệ di động 2G trên phạm vi đất liền.

Theo lộ trình dừng vận hành hệ thống di động 2G Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, từ ngày 16/9/2024 tất cả các nhà mạng viễn thông Việt Nam sẽ dừng cung cấp dịch vụ cho những thiết bị dùng công nghệ di động 2G trên phạm vi đất liền.

1. Mục đích của tắt sóng 2G:

Thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, việc phát triển hạ tầng viễn thông phải đi trước một bước, trở thành hạ tầng cho kinh tế số, xã hội số. Việt Nam đã lựa chọn phương án tắt sóng 2G để thúc đẩy thực hiện mục tiêu phổ cập mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh đến từng người dân. Cuộc cách mạng này sẽ thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh, mạnh hơn về mọi mặt. Khi 100% người dân sử dụng smartphone, dịch vụ dữ liệu được sử dụng nhiều sẽ thúc đẩy những dịch vụ số phong phú hơn.

2. Lợi ích của tắt sóng 2G

- Giúp Chính phủ giải phóng băng tần dành cho công nghệ cũ chuyển sang dùng công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn; đồng thời, thúc đẩy xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số.

- Giúp giúp người dân được chuyển sang sử dụng các dịch vụ băng rộng 4G,5G chất lượng cao hơn; cung cấp các dịch vụ tốt hơn, trong đó có nhiều dịch vụ tiện ích như: hành chính công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp cận thông tin qua các ứng dụng khi truy cập internet; Đồng thời, góp phần hoàn thành mục tiêu “Mỗi người dân một máy điện thoại thông minh”, phổ cập điện thoại thông minh đến tất cả người dân Việt Nam.

- Giúp doanh nghiệp loại bỏ công nghệ cũ ra khỏi mạng lưới, giảm bớt chi phí khai thác và cũng góp phần phát triển công nghệ xanh.

3. Lộ trình dừng công nghệ 2G

Thực hiện theo 2 giai đoạn, cụ thể: Đến ngày 16/9/2024, sẽ không cung cấp dịch vụ cho thuê bao 2G Only nữa, nhưng mạng lưới 2G vẫn được duy trì đến tháng 9/2026 để làm một số nhiệm vụ. Đó là, phục vụ kết nối máy với máy, các thuê bao sử dụng điện thoại 4G nhưng chưa hỗ trợ cuộc gọi VoLTE hoàn toàn, sẽ dùng mạng 2G này để thực hiện cuộc gọi và nhắn tin như bình thường, đảm bảo chất lượng cho người sử dụng. Với các cuộc gọi thiết yếu, các nhà mạng đều đảm bảo tiếp tục duy trì, không có bất kỳ gián đoạn nào.

- Người dân có thắc mắc và khiếu nại về máy điện thoại 2G không được kết nối mạng cần gọi điện đến tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp di động để được hỗ trợ, hướng dẫn.

4. Chính sách hỗ trợ tắt sóng 2G

Chính sách hỗ trợ của nhà mạng đối với khách hàng khi dừng sóng 2G, tập trung vào hai hỗ trợ chính là hỗ trợ thiết bị đầu cuối và hỗ trợ cước sử dụng để khách hàng chủ động chuyển đổi sang sử dụng smartphone./.

(Có các chính sách hỗ trợ của các doanh nghiệp viễn thông kèm theo)

5. Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông

Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật dịch vụ thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời là động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tháng 4/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép để doanh nghiệp triển khai mạng di động thế hệ thứ năm (5G), với đặc điểm sử dụng tần số cao nên số lượng trạm thu phát sóng (BTS) sẽ tăng lên khoảng gấp 2 lần so với số trạm
BTS hiện hữu (khi tắt sóng 2G nhu cầu phát triển trạm BTS 4G, 5G tăng; khoảng cách giữa các trạm BTS thu hẹp).

Các cột ang ten viễn thông( trạm thu phát sóng di động BTS) đảm bảo an toàn bức xạ điện từ trường

Tuy nhiên, việc phát triển hạ tầng viễn thông đang gặp khó khăn như: tìm vị trí xây dựng cột Ăng ten lắp đặt mới trạm BTS 4G, 5G; một số người dân lo lắng sóng điện từ của trạm BTS gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người; phản đối, cản trở không cho doanh nghiệp lắp đặt mới các trạm BTS,… Việc này gây khó khăn trong việc phát triển hạ tầng trạm BTS 4G, 5G, ảnh hưởng đến nhiệm vụ phát triển hạ tầng số, kinh tế số, xã hội số và đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn.

Trên thế giới, mối quan hệ giữa sóng điện từ của các trạm thu phát thông tin di động và sức khỏe con người nói đã được nghiên cứu từ lâu và cũng đã thu được những kết quả nhất định. Qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đánh giá cũng như các khuyến nghị liên quan đến ảnh hưởng của các trạm thu phát điện thoại di động đến sức khỏe con người trong báo cáo của các tổ chức độc lập, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kết luận là chưa có bằng chứng cho thấy trường điện từ của các trạm thu phát thông tin di động có thể gây ảnh hưởng có hại cho con người.

Với các cơ sở khoa học từ Tổ chức Y tế thế giới, tiêu chuẩn quốc tế/tiêu chuẩn Việt Nam và biện pháp quản lý chuyên ngành, có thể khẳng định rằng các trạm thu phát thông tin di động (BTS) đảm bảo an toàn bức xạ điện từ trường theo quy định.

Để bảo đảm chất lượng phủ sóng thông tin di động nhất là sau khi dừng sóng 2G, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ yêu cầu chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng trên địa bàn, bên cạnh sự quan tâm, tạo điều kiện của ngành chức năng và chính quyền địa phương, doanh nghiệp viễn thông đang rất cần sự ủng hộ đồng thuận từ phía người dân trong việc phát triển các trạm BTS trên địa bàn.

Lưu Xuân Dũng - VHTT