DU LỊCH THANH TRÌ DU LỊCH THANH TRÌ

Đình Thượng Phúc, thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai được Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì phê duyệt dự án tu bổ di tích
Publish date 14/11/2024 | 10:50  | Lượt xem: 13

Ngày 08/11/2024 Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì phê duyệt dự án tu bổ di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai

 

Căn cứ các quy định hiện hành:

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi một số điều của Luật Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019; Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019; Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thi hành án dân sự; Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung ngày 17/6/2020; Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 về việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; số 67/2022/NĐ-CP ngày 21/9/2022 sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 về việc quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công; số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Căn cứ các Thông tư của Bộ Xây dựng: số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 về hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 về ban hành định mức Xây dựng; số 13/2021/TT-BXD ngày 2 31/8/2021 về hướng dẫn phương pháp xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình; Căn cứ Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND thành phố Hà Nội quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công của thành phố Hà Nội; Căn cứ Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND TP Hà Nội).

Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ/UBND ngày 01/6/2011 của UBND thành phố Hà Nội công nhận di tích Đình Thượng Phúc di tích Lịch sử văn hoá.

Căn cứ Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND thành phố TP Hà Nội Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công của Thành phố Hà Nội;

Căn cứ các Quyết định của UBND TP Hà Nội: Số 377, số 378, số 380, số 381/QĐ- UBND ngày 16/01/2023 về việc công bố Đơn giá xây dựng công trình trên địa bàn thành phố Hà Nội: Phần sửa chữa và bảo dưỡng công trình xây dựng, phần lắp đặt hệ thống xây dựng công trình, phần khảo sát xây dựng, phần xây dựng công trình;

Căn cứ Quyết định số 973, số 974/QĐ-SXD ngày 28/12/2022 của Sở xây dựng Hà Nội về việc công bố đơn giá nhân công xây dựng, công bố giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Công văn số 2709/SVHTT-QLDSVH ngày 26/6/2024 của Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội về việc thỏa thuận Báo cáo KTKT Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì;

Căn cứ Công bố giá VLXD số 02.02/2024/CBGVL-SXD ngày 15/7/2024 của Sở Xây dựng Hà Nội về giá vật liệu xây dựng quý II năm 2024;

Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 của HĐND huyện Thanh Trì về việc chủ trương thực hiện tu bổ, tôn tạo chống xuống cấp các di tích lịch sử trên địa bàn huyện giai đoạn 2023-2026;

Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 14/11/2023 của HĐND huyện Thanh Trì về việc phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công của huyện; Căn cứ Quyết định số 700/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 28/12/2023 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì về việc phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì;

Căn cứ Quyết định số 99/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 14/3/2024 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì;

Căn cứ Quyết định số 140/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 03/4/2024 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì về việc phê duyệt chỉ định tư vấn khảo sát đo vẽ hiện trạng dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì;

Căn cứ Quyết định số 165/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 11/4/2024 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì về việc phê duyệt chỉ định tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì;

Căn cứ Quyết định số 453/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 13/8/2024 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng về việc phê duyệt điều chỉnh dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì;

Căn cứ Quyết định số 454/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 14/8/2024 của BanQuản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì Về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì;

Căn cứ Quyết định số 456/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 15/8/2024 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì về việc phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 165/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 11/4/2024 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-BQLDAĐTXD ngày 21/8/2024 của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì về việc phê duyệt chỉ định tư vấn thực hiện gói thầu: Thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì; Căn cứ Biên bản hội nghị ngày 09/5/2023 về việc thống nhất quy mô và tham gia lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư đối với hồ sơ thiết kế dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì.

Căn cứ Báo cáo kết quả thẩm tra số 21/KQKT-HT ngàg 28/8/2024 của Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Kinh Đô về việc thẩm tra Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyệnThanh Trì;

Căn cứ Thông báo thẩm định số 111/TĐ-QLĐT ngày 06/11/2024 về việc Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì; Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Thanh Trì tại Tờ trình số 559 /TTr-QLĐT ngày 06 /11/2024.

Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì Phê duyệt dự án Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì với các nội dung chủ yếu như sau:

Tên dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì.

Người quyết định đầu tư: Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì.

Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì.  Mục tiêu, quy mô đầu tư xây dựng:

Mục tiêu đầu tư xây dựng: Tu bổ tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai nhằm kịp thời duy trì, bảo dưỡng các hạng mục bi hư hỏng, xuống cấp, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu của di tích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, văn hóa, tín ngưỡng cho nhân dân.

 Quy mô đầu tư xây dựng:

Tu bổ, tôn tạo mở rộng các hạng mục di tích gốc (Nghi môn, nhà Tả, Hữu mạc) theo phương án tu bổ, tôn tạo được Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội thẩm định, chấp thuận tại Văn bản số 2709/SVHTT-QLDSVH ngày 26/06/2024 về việc thỏa thuận Báo cáo kinh tế kỹ thuật Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Nội dung gồm:

Tu bổ, tôn tạo nghi môn. Tu bổ, tôn tạo nhà Tả - Hữu mạc. Tôn nền sân, lát sân bằng gạch bát 300x300x50.

 Xây dựng phương án bảo vệ di tích và hiện vật, phòng chống mối mọt, phòng chống cháy nổ…

 Việc tu bổ, tôn tạo di tích trên cơ sở diện tích đất, công trình hiện có của di tích không làm ảnh hưởng đến quy hoạch chung của vùng và khu vực.

Tu bổ, tôn tạo nghi môn:

 Hạ giải Nghi môn hiện trạng từ thân đến móng. Tu bổ, tôn tạo Nghi môn mới với hình thức kiến trúc và quy mô tương đồng. Nghi môn dạng tứ trụ, ở giữa là lối đi chính, hai bên cổng phụ có mái đắp vữa giả ngói ống, hai trụ chính đắp tứ phượng, hai trụ bé đắp nghê chầu. Hoa văn con giống được đắp trát bởi nghệ nhân có tay nghề cao trong lĩnh vực. Hoàn thiện quét 3 nước màu trắng và ghi sáng. Cánh cổng bằng thép sơn tĩnh điện màu nâu đỏ.

 Móng trụ BTCT, giằng BTCT đá 1x2 M200#, lót móng bằng BT đá 4x6,

M100# dày 10cm.

Tu bổ, tôn tạo nhà Tả mạc - Hữu mạc:

 Hạ giải nhà Tả, Hữu mạc hiện trạng từ mái đến móng. Tôn tạo nhà Tả, Hữu mạc tại vị trí hiện trạng, theo hình thức kiến trúc truyền thống. Quy mô như hiện trạng Nhà có kết cấu khung bằng gỗ lim, kiến trúc kiểu chữ nhất 7 gian 2 chái tường thu hồi bít đốc. Hệ thống vì kiểu kèo kẻ, quá giang, kẻ bẩy. Bờ nóc, bờ chảy... xây gạch tạo phào chỉ bằng vật liệu vôi vữa truyền thống. Mái lợp ngói mũi hài, lớp dưới lợp ngói lót. Hệ chân tảng, bậc thềm, cột hiên được chế tác bằng đá xanh.

Tường bao ngoài nhà xây bằng gạch đặc dày 220 vữa XM 75#, trát trong ngoài bằng vữa XM 75#. Tường trong ngoài quét 3 nước màu trắng và ghi sáng.

Tường hồi bố trí cửa sổ sắt.

 Nền toàn nhà lát gạch bát 30x30x5cm mạch chữ công rộng 1cm. Nền nhà trong ngoài xử lí phun thuốc chống mối chuyên dụng. Cao độ mặt nền nhà cao hơn so với nền sân theo quy hoạch là 20 cm.

Tất cả các cấu kiện gỗ được phun quét hoá chất chống mối mọt trước khi lắp dựng. Lắp đặt thiết bị điện và bình bọt, tiêu lệnh PCCC cho công trình.

Tôn nền sân cát đen đầm chặt k90 dày 23cm, rải nilong, lớp lót bê tông mác 150 đá 2x4 dày 10cm, vữa lót dày 2cm, lát sân bằng gạch bát 30x30x5cm.

 Các giải pháp đầu tư

Vật liệu để tu bổ di tích chủ yếu là gỗ lim, gạch bát, ngói mũi hài sản xuất bằng công nghệ nung truyền thống theo nguyên mẫu, đá xanh Thanh Hóa và các loại hóa chất xử lý mối mọt theo tiêu chuẩn.

Vật liệu gỗ: vật liệu gỗ sử dụng cho công tác tu bổ các hạng mục di tích là gỗ

lim nhập khẩu loại tốt, chuyên dùng cho công tác tu bổ, xây dựng chùa chùa. Gỗ

lim để đưa về công trình là gỗ đã được xẻ ra thành khối hộp theo các khối cấu kiện

chuẩn bị thi công tu bổ để đảm bảo công tác kiểm soát chất lượng đầu vào của gỗ.

Gỗ Lim đưa vào thi công là loại gỗ Lim Nam Phi, không non, không rác, không vết nứt lớn. Trên bề mặt chạm khắc không được dùng gỗ có mắt, sâu, nứt.

Gạch lát nền, ngói mũi hài, ngói lót chữ thọ: Loại 1, là loại vật liệu truyền thống được nung thủ công.

Gạch xây là loại gạch đặc nhà máy mác 75 loại 1, vữa xi măng.

Vật liệu đá: là loại đá màu xanh xám, chất lượng đồng đều, không rạn nứt.

 Vôi: những loại vôi sau đây được dùng để chế tạo vữa trang trí là vôi đá và vôi có nguồn gốc biển. Việc lựa chọn vôi căn cứ vào di tích gốc để tuân thủ

nguyên tắc bảo tồn di tích. Vôi phải đáp ứng TCVN 2231 và/hoặc đáp ứng yêu

cầu của thiết kế. Ngoài ra vôi, đặc biệt là vôi có nguồn gốc biển, phải được kiểm

tra thành phần khoáng vật và thành phần hóa học để phát hiện các chất có hại

như muối khoáng dễ tan, ion Clo (Cl-), ion Sunphat (SO42-), các chất có hại

khác cho vữa và các vật liệu gạch, ngói, kim loại...dùng cùng với vữa. Có thể sử

dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ để vữa đáp ứng yêu cầu thiết kế.

 Mật: mật mía (chưa tách đường hoặc đã tách đường) được sử dụng sau khi thí nghiệm kiểm tra trong mẫu vữa đạt yêu cầu thiết kế. Mật không được chứa các tạp chất làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất quan trọng của trang trí như: biến đổi màu sắc, giảm tính năng công nghệ và cơ lý của vữa quá mức cho phép...

Chất độn xơ, sợi: rơm cần loại bỏ phần lá, phần bị mục, nhiễm nấm và rác,

bùn đất và các tạp chất có hại khác cho vữa...; Sử dụng loại giấy bản truyền thống.

Trong trường hợp không được cung ứng thì sử dụng các loại giấy khác nếu không ảnh hưởng xấu đến chất lượng vữa. Rơm, giấy và các loại xơ, sợi khác được sử dụng khi thí nghiệm trong mẫu vữa cho kết quả đáp ứng yêu cầu thiết kế.

Chất màu: sử dụng chất màu theo phương pháp và kỹ thuật nề ngõa truyền thống ở địa phương đáp ứng yêu cầu thiết kế.

 Tro: các loại tro lấy từ việc đốt rơm, củi, trấu hoặc các cây khác theo truyền thống của địa phương; loại có hoạt tính dùng để nâng cao tính năng vữa; loại khác - sử dụng như chất tạo màu.

 Vữa dùng trong nề ngõa trang trí, trong lát nền nhà bằng gạch bát: Sử dụng vữa vôi truyền thống.

 Giải pháp kỹ thuật:

 Các hạng mục tu bổ, tôn tạo độc lập với các hạng mục khác trong quần thể di tích nên việc thi công hạ giải lắp dựng thuận lợi.

 Các cấu kiện khi gia công xong phải được xếp gọn, bảo quản tránh mưa nắng; gia cố móng xây tường, gia cố móng chân tảng, tu bổ, thay thế, lắp dựng các cấu kiện hệ khung, hệ mái, lợp mái ngói, xây lắp bờ nóc bờ chảy, con giống và hoa văn họa tiết, lát nền, bó nền, lát bậc, hoàn thiện công trình

 Giải pháp chống mối: chống mối hàng trong, ngoài công trình và các cấu kiện gỗ

Giải pháp chiếu sáng:

 Các đường trục dẫn đến tủ điện dùng cáp lõi đồng, các đường nhánh ra đèn, ổ cắm là đường dây 2 lớp vỏ bọc PVC đặt ngầm trong tường.

 Thiết bị bảo vệ: sử dụng át tô mát 1 pha.

 Công tắc và ổ cắm: toàn bộ công tắc và ổ cắm ngầm tường độ cao cách sàn của công tắc 1,3m; ổ cắm là 0,4m.

 Giải pháp PCCC:

Phòng cháy chữa cháy bằng hệ thống bình bọt treo tại các vị trí gần cửa ra vào kèm theo tiêu lệnh chữa cháy.

Tổ chức tư vấn:

Nhà thầu tư vấn khảo sát đo vẽ hiện trạng: Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng Việt Nam.

 Nhà thầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật: Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế kiến trúc xây dựng Việt Nam.

Nhà thầu thẩm tra: Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Kinh Đô.

 Địa điểm xây dựng: Xã Tả Thanh Oai, Huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

 Loại, nhóm dự án; loại và cấp công trình; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình: Công trình dân dụng, nhóm C, cấp IV, Theo thông tưsố 05/2022/TT-BXD ngày 30/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành QCVN 03:2022/BXD.

 Danh  mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn: Các Quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Các tiêu chuẩn thiết kế và tài liệu kỹ thuật chuyên ngành có liên quan về tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, thiết kế điện, nước, phòng cháy chữa cháy, chống sét, phòng chống mối mọt… hiện hành.

 Giá trị tổng mức đầu tư: 8.126.156.000 đồng (Bằng chữ: Tám tỷ, một trăm hai mươi sáu triệu, một trăm năm mươi sáu nghìn đồng). Trong đó:

TT Nội dung Giá trị phê duyệt Đơn vị

 Chi phí xây dựng 6.792.310.933 đồng

 Chi phí quản lý dự án 212.784.577 đồng

 Chi phí tư vấn ĐTXD 622.571.987 đồng

 Chi phí khác 111.529.038 đồng

 Chi phí dự phòng 386.959.827 đồng

Tổng cộng(Làm tròn) 8.126.156.000 đồng

Tiến độ thực hiện dự án: Năm 2024-2026.

 Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách huyện đầu tư thực hiện các hạng mục theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 của HĐND huyện Thanh Trì.

 Hình thức quản lý dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện thực hiện.

 Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên; phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Dự án không phải thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định.

 Trình tự đầu tư xây dựng đối với công trình bí mật nhà nước: Công trình xây dựng không phải công trình bí mật nhà nước.

 Tổ chức thực hiện:

 Các bước tiếp theo thực hiện theo Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020; Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một sốnđiều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;

Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

Uỷ ban nhân dân Huyện giao:

 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Huyện:

 Tổ chức quản lý, thực hiện dự án đầu tư theo các quy định của nhà nước và Thành phố về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, giám sát đánh giá đầu tư và các quy định liên quan đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả đầu tư theo dự án được phê duyệt.

- Tổ chức lập và trình thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức mở thầu, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu theo các quy định hiện hành.

 Chủ trì thẩm định điều kiện lựa chọn nhà thầu, năng lực các nhà thầu.

- Ký kết các hợp đồng tư vấn, hợp đồng xây lắp; tổ chức giám sát; tổ chức nghiệm thu, tạm ứng, thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng; lập hồ sơ quyết toán công trình theo đúng các quy định hiện hành về đầu tư xây dựng công trình.

-Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chuẩn xác và tính hợp pháp của các thông tin, số liệu, tài liệu gửi kèm hồ sơ dự án.

- Thực hiện đầy đủ các kiến nghị tại văn bản thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích đình Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì.

Thực hiện giám sát đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.

 Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh Trì:

 Thẩm định và trình UBND Huyện phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;

 Thực hiện giám sát đầu tư và quản lý thanh, quyết toán kinh phí đầu tư.

 Phòng Quản lý đô thị huyện Thanh Trì:

 Thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng theo quy định

Đình nằm giữa thôn, tọa lạc trên khu đất cao ráo cạnh bờ sông Nhuệ, đình thờ vị thần Thành hoàng làng là Minh Từ Hoàng Thái Hậu, vợ vua Trần Minh Tông (1314 - 1329).

Theo tư liệu hiện còn tại di tích , cụ thể là các bản sắc phong tại đình và miếu cho ta đoán định, ít nhất vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII, làng Thượng Phúc đã có những di tích thờ phụng vị Thành hoàng của làng. Không rõ quy mô kiến trúc thời xưa ra sao, bởi trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ , đình đã bị phá hủy. Ngôi  đình hiện nay do chính quyền và nhân dân phục dựng vào năm 1990 theo kiểu “nội Công ngoại Quốc”, gồm các hạng mục chính: Nghi môn, sân, Tả mạc – Hữu mạc, Đại bái và hậu cung, riêng Phương đình mới được xây dựng năm 2007, khuôn viên được xây tường bao quanh gọn gàng.

Trải qua thời gian, đình còn giữ được một số di vật quý như: ba đôi câu đối thời Nguyễn, tám đạo sắc phong thời Lê- Nguyễn (cùng với miếu Minh Từ)…Đây là những di vật khẳng định tồn tại của ngôi đình qua lịch sử, là trung tâm tín ngưỡng phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh cho nhân dân địa phương.

Đình Thượng Phúc mới được phục dựng gần đây, tuy nhiên nói như Lưu Vũ Tích thời Đường,  “Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh; Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh” (Núi không vì cao, có tiên thì nổi danh; Nước không bởi sâu, có rồng thì linh thiêng), điều quan trọng là nơi đây cũng thờ Minh Từ Hoàng thái hậu, kết hợp cùng chùa Dâu, chùa bảo Tháp, miếu Minh Từ, tạo ra một quần thể di tích thờ cùng một nhân vật vốn được xưng tụng như Bồ Tát, cho thấy ảnh hưởng sâu đậm của Phật giáo nói chung cũng như của Minh Từ Hoàng thái hậu nói riêng đối với đời sống tâm linh của nhân dân địa phương.

Đình đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa năm 2011.

                                           Lại Thị Hồng Nguyên - VHTT