CHỈ ĐẠO CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
Ngày 13/12, UBND xã Thanh Liệt tổ chức Toạ đàm giá trị lịch sử Văn hoá Di tích Chùa Linh Quang (Chùa Ổi), thôn Văn, xã Thanh Liệt.
Tới dự có các đại biểu: Thượng Tọa Thích Minh Trí, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hà Nội; đồng chí Nguyễn Văn Hưng – UVBTV, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện; Đại diện Ban Quản lý di tích danh thắng Hà Nội, Phòng quản lý di sản văn hóa Hà Nội; Đại diện Cục di sản văn hóa, Viện khảo cổ học, viện Hán Nôm, các phòng nghiệp vụ cơ sở Ban quản lý di tích danh thắng Hà Nội; đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện.
Quang cảnh hội nghị
Đặc biệt, Tọa đàm có sự hiện diện của các nhà khoa học: Nhà nghiên cứu văn hóa di sản, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Lâm Biền; Tiến sĩ Nguyễn Đạt Thức, Cục Văn hóa di sản; Tiến sỹ Phạm Văn Tuấn, Viện nghiên cứu Hán Nôm; Tiến sĩ Bùi Thế Quân, Phó Trưởng phòng Văn hóa thông tin quận Long Biên.
Chùa Linh Quang là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lê khoảng năm 1740. Do ảnh hưởng của chiến tranh và thời gian nên dấu tích từ lâu không còn nữa, hiện chỉ còn am thờ với diện tích khoảng 20m2; bên trong có bày tượng Phật và hàng năm được người dân trông nom thờ cúng. Đến nay cán bộ và nhân dân thôn Văn có nguyện vọng được tu bổ, tôn tạo lại ngôi chùa và cải tạo khuôn viên chùa để phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân. Ngày 13/5/2024 Uỷ ban nhân dân xã Thanh Liệt tổ chức hội nghị về việc xin ý kiến tu bổ, tôn tạo lại Chùa Linh Quang. Tại buổi họp, hội nghị đã nhất trí việc tu bổ, tôn tạo Chùa Linh Quang bằng nguồn vốn kinh phí xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân và nhân dân thôn Văn đóng góp.
Tọa đàm đã nhận được các ý kiến tham luận của các nhà khoa học thuộc Cục Di sản văn hóa, Viện Nghiên cứu Hán Nôm nêu bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích Chùa Linh Quang từ góc độ vị trí địa lý, giá trị lịch sử - văn hóa, lịch sử hình thành, tôn giáo, tín ngưỡng, cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc của di tích
Tại Hội nghị, Tọa đàm đã nhận được các ý kiến tham luận của các nhà khoa học thuộc Cục Di sản văn hóa, Viện Nghiên cứu Hán Nôm nêu bật giá trị lịch sử văn hóa của di tích Chùa Linh Quang từ góc độ vị trí địa lý, giá trị lịch sử - văn hóa, lịch sử hình thành, tôn giáo, tín ngưỡng, cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc của di tích…. Tiến sĩ Nguyễn Đạt Thức, Cục Di sản văn hóa cho biết, xuất phát từ yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân, nên nhân dân mới đề xuất các cơ quan, ban ngành tu bổ Chùa Linh Quang. Đồng thời đề nghị các đồng chí lãnh đạo huyện cần thẳng thắn trao đổi các vấn đề liên quan đến đất đai, địa giới liên quan đến khu vực bảo tồn, tu bổ, tô tạo để cùng tìm ra giải pháp hiệu quả nhất.
Việc tu bổ, tôn tạo chùa được sự ủng hộ của đảng ủy, chính quyền và nhân dân, điều này mang ý nghĩa lớn trong đời sống tâm linh của người dân thôn Văn cũng như của xã Thanh Liệt. Việc tu bổ, tôn tạo phải chú ý đến hướng chùa, cây cối, các mặt phong thủy tốt đẹp nhất.
Ý kiến của các nhà quản lý cùng đại diện các ban, ngành liên quan cho thấy sự đánh giá cao về giá trị lịch sử văn hóa di tích Chùa Linh Quang cũng như thể hiện sự đồng thuận với quan điểm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Nhiều ý kiến cho rằng, việc đề xuất các cơ quan có thẩm quyền xin phép tu bổ, tôn tạo ngôi Chùa Linh Quang bằng nguồn kinh phí xã hội hoá của các tổ chức, cá nhân và nhân dân thôn Văn đóng góp là một trong những phương án đáng cân nhắc, nhằm phục hồi lại quy mô trước đây của ngôi chùa; phục hồi không gian văn hóa tâm linh, đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân xã Thanh Liệt.
Đồng chí Nguyễn Văn Hưng – UVBTV, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, đồng chí Nguyễn Văn Hưng – UVBTV, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Thanh Trì là địa bàn có rất nhiều di tích, vì vậy, huyện rất quan tâm đến việc tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử. Hiện nay huyện đang thực hiện kiểm kê, lập hồ sơ khoa học cho các hiện vật, cổ vật, thực hiện phiên âm, dịch nghĩa tư liệu Hán Nôm, lập bản đồ hệ thống di tích, số hóa dữ liệu về các di tích để phát huy hơn nữa giá trị di sản. Vậy để trùng tu, tôn tạo rất cần có chứng cứ chứng minh các giá trị lịch sử của ngôi chùa. Do đó, ý kiến của các nhà khoa học, lãnh đạo, các nhà quản lý văn hóa là vô cùng quan trọng để trao đổi, cung cấp thông tin nhận diện dấu ấn, minh chứng về sự tồn tại của ngôi chùa.
Thanh Hồng – Trung tâm VHTT&TT