Trong công tác đấu tranh với “giặc lửa”, việc phòng, chống từ cơ sở được xác định là yếu tố then chốt, có vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). Chính vì vậy, Công an Thanh Trì, trực tiếp là lực lượng PCCC-CNCH đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân PCCC” ngay từ cơ sở nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia PCCC
Theo thống kê của Công an huyện Thanh Trì, trong tháng 11 năm 2021, trên địa bàn huyện xảy ra 3 sự cố chập điện, không gây thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản thấp. Nhận định công tác phòng chống cháy nổ luôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, UBND huyện Thanh Trì thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện hiệu quả phong trào toàn dân PCCC.
Ảnh: Tập huấn nghiệp vụ PCCC tại cơ sở
Trong tháng 11.2021, Đội cảnh sát PCCC&CNCH Công an huyện Thanh Trì đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả công tác tuyên truyền PCCC; đồng thời, vẫn đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới.
Phát tài liệu tuyên truyền PCCC tại từng hộ gia đình
Theo đó, công tác tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ được thực hiện linh hoạt, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch. Công an huyện đã tăng cường tuyên truyền, khuyến cáo về phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn cho khu dân cư, các cơ sở, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thông qua các hình thức trực tuyến, phát 9.500 tờ rơi, tài liệu; Cung cấp 9 tin, bài tuyên truyền về PCCC&CNCH cho cơ quan, báo chí. Phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội xây dựng 01 phóng sự về công tác PCCC&CNCH; Tích cực đăng tin, bài, phóng sự trên các trang mạng xã hội,...
Hướng dẫn lực lượng PCCC cơ sở sử dụng phương tiện PCCC
Tổ chức 7 lớp tập huấn cho 52 cơ sở các vấn đề cơ bản về phòng cháy, chữa cháy như: Quy định chung trong quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; vai trò của tập thể, cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; nguyên nhân và các vụ cháy điển hình xảy ra; tính chất nguy hiểm về cháy, nổ của một số chất cháy thường gặp, phương pháp đảm bảo phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu dễ gây cháy nổ,... Qua đó đã cấp 361 giấy chứng nhận hoàn thành huấn luyện cho các học viên. Hướng dẫn 10 cơ sở gửi đơn đề nghị, hồ sơ cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ CNCH lên phòng PC07-CATP, đề xuất cấp 60 giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ CNCH.
Lực lượng PCCC ở cơ sở ngày càng được củng cố, kiện toàn về số lượng, bảo đảm về chất lượng, trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác PCCC, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở và khu dân cư. Trong tháng 11.2021, Công an huyện tổ chức thực tập phối hợp 16 phương án chữa cháy tại các công ty, cơ quan, đơn vị; hướng dẫn 159 lượt cơ sở tự tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Xây dựng, phê duyệt 19 phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với cơ sở thuộc Phụ lục II Nghị Định 136/2020/NĐ-CP mẫu PC18. Từ đó các đơn vị vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được trang bị để áp dụng vào các trường hợp trong thực tế, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, giảm thiểu các vụ việc cháy nổ, tai nạn gây thiệt hại về người và tài sản. Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về PCCC; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCC của Công an huyện Thanh Trì.
Hướng dẫn người dân sử dụng bình chữa cháy mini, mặt nạn thoát nạn
Để tiếp tục triển khai có hiệu qủa các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả phong trào Toàn dân tham gia PCC trên địa bàn huyện, trong thời gian tới, Công an huyện tập trung thực hiện tốt một số công tác trọng tâm như: Chủ động làm tốt chức năng tham mưu Huyện ủy, HĐND, UBND Huyện xây dựng đề án tổng thể nâng cao năng lực đảm bảo an toàn PCCC&CNCH trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân PCCC; vận dụng linh hoạt và phát triển sáng tạo phương châm 4 tại chỗ, tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia PCCC&CNCH; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền pháp luật về PCCC với xử lý nghiêm các vi phạm quy định an toàn về PCCC. Xây dựng mô hình Trường học an toàn về PCCC&CNCH; Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và CNCH cho cán bộ, chiến sĩ, phấn đấu 100% đạt yêu cầu. Phấn đấu hướng dẫn 100% cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở và tự tổ chức thực tập chữa cháy và CNCH. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trong công tác PCCC, từ đó, chấn chỉnh, nhắc nhở kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; Sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện để tổ chức chữa cháy và CNCH kịp thời, hiệu quả, an toàn, không để xảy ra các vụ cháy, nổ lớn gây thiệt hại về người và tài sản.
Triệu Quang Xuyên - VHTT
(Theo Trung úy. Nguyễn Đình Quân - Cán bộ Đội CS PCCC&CNCH – CAH Thanh Trì)