DU LỊCH THANH TRÌ DU LỊCH THANH TRÌ

chùa Linh Ứng (chùa Siêu Quần), xã Tả Thanh Oai được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thẩm định Dự án tu bổ di tích
Publish date 10/10/2024 | 08:15  | Lượt xem: 603

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thẩm định Dự án tu bổ tôn tạo di tích chùa Linh Ứng (chùa Siêu Quần), thôn Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai

Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thẩm định Dự án tu bổ tôn tạo di tích chùa Linh Ứng (chùa Siêu Quần), thôn Siêu Quần, xã Tả Thanh Oai

Ngày 26/9/2024 Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có Tờ trình số 345/TT-UBND trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thẩm định Dự án tu bổ tôn tạo chùa Linh Ứng, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì

Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009; Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; Nghị định số 67/2022/NĐ-CP ngày 21/9/2022 sửa đổi, bổ sung điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/ 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Theo đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao tại Tờ trình số 679/TTr-SVHTT ngày 19/9/2024 về việc thẩm định dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Linh Ứng, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, chỉ đạo thẩm định chuyên ngành hồ sơ Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Linh Ứng, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, với các nội dung chính như sau:

 THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN TU BỔ DI TÍCH:

Tên dự án: Tu bổ, tôn tạo di tích chùa Linh Ứng.

 Địa điểm: Xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Tên chủ đầu tư và các thông tin để liên hệ:

 Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thanh Trì.

Địa chỉ: Số 375 đường Ngọc Hồi, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

 Nhà thầu lập dự án: Công ty TNHH Kiến trúc Đông Phong.

 Nội dung chính của dự án:

 Thông tin về di tích: Di tích chùa Siêu Quần (Linh Ứng tự-chùa Linh Ứng), xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì được Bộ Văn hóa-Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng tại Quyết định số 06/2004 QĐ- BVHTT ngày 18/02/2004, hiện do UBND huyện Thanh Trì đang quản lý theo phân cấp của Thành phố.

 Hiện trạng di tích: Chùa Linh Ứng, bao gồm các hạng mục: Tam quan, Tam bảo (Tiền đường, Thượng điện), nhà Mẫu, nhà Tổ, tháp mộ, bếp và công trình phụ trợ.

Hạng mục Tam bảo đã xuống cấp, cụ thể: mái ngói xô gây thấm dột, cấu kiện gỗ bị mục nứt, tường ẩm xuất hiện vết nứt. Tam quan đang xuống cấp nghiêm trọng, có hiện tượng bị nghiêng, phải dùng thép chống đỡ, hạ tầng kỹ thuật chưa đảm bảo.

Vì vậy, việc tu bổ, tôn tạo các hạng mục đã xuống cấp tại di tích chùa Linh Ứng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích là cần thiết.

 Mục tiêu: Tu bổ, tôn tạo chùa Linh Ứng nhằm bảo tồn, tôn tạo di tích và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của Nhân dân.

 Quan điểm, nguyên tắc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích: Bảo tồn tối đa các yếu tố gốc của di tích, đảm bảo sự bền vững cho di tích.

 Đề xuất hạng mục bảo quản, tu bổ, phục hồi và xây dựng mới:

 Tu bổ, tôn tạo: Tam quan, Tam bảo;

 Hạ tầng kỹ thuật: sân, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, phòng chống

mối, phòng cháy chữa cháy, nhà bao che, bảo quản;

 Phương án phát huy giá trị di tích: Tăng cường công tác quản lý nhà

nước về di tích, thu hút sự tham gia rộng rãi của người dân vào việc bảo vệ và

phát huy giá trị di tích gắn với quản lý nhà nước bằng pháp luật.

 Dự toán kinh phí thực hiện: 10.698.000.000 đồng, (Bằng chữ: Mười tỷ sáu trăm chín mươi tám triệu đồng), khái toán do UBND huyện Thanh Trì lập.

 Nguồn vốn thực hiện: Ngân sách Thành phố hỗ trợ, Ngân sách huyện Thanh Trì, trong đó:

 Ngân sách Thành phố hỗ trợ, giai đoạn sau 2025, (theo Nghị quyết 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của HĐND thành phố Hà Nội): 2.000.000.000 đồng, (Bằng chữ: Hai tỷ đồng).

Ngân sách Huyện (theo Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 và Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 14/11/2023 của HĐND huyện Thanh Trì): 8.698.000.000 đồng, (Bằng chữ: Tám tỷ sáu trăm chín mươi tám triệu đồng).

 Thời gian thực hiện: Năm 2024-2025 và sau năm 2025.

 DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM TỜ TRÌNH:

(1)Quyết định xếp hạng, biên bản, bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích, Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 16/12/2022 và số 46/NQ-HĐND ngày 14/11/2023 của HĐND huyện Thanh Trì về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án;

(2) Biên bản lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự án;

 (3)Hồ sơ dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Linh Ứng;

 (4) Hồ sơ năng lực của nhà thầu lập dự án tu bổ, tôn tạo di tích.

Căn cứ quy định tại Điều 21, Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, chỉ đạo thẩm định chuyên ngành hồ sơ Dự án tu bổ, tôn tạo di tích chùa Linh Ứng, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, với các nội dung nêu trên

Lược sử

Làng Siêu Quần hồi đầu thế kỷ XIX là một xã thuộc tổng Đại Định, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1947-1954, làng nhập với các làng Tả Thanh Oai, Nhân Hòa, Thượng Phúc thành xã Đại Thanh thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Năm 1965, xã Đại Thanh đổi tên thành Tả Thanh Oai, năm 1979 cắt chuyển về huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Làng Siêu Quần  xưa là một trang, có tên chữ Quần Cư và tên nôm Kẻ Gùn.  Làng là nơi sinh tụ của dân phiêu tán của rất nhiều địa phương khác nhau, trong đó một bộ phận lớn là của huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa) và vùng Thuận Hóa (tỉnh Thừa Thiên - Huế) di chuyển từ đầu thời Lê Sơ ra vùng trũng phía nam kinh thành Thăng Long. Tương truyền đây là nơi xưa từng dùng để giam lỏng những quan lại trái ý vua nhưng không thể xử tội. Hơn 600 năm trôi qua, thế nhưng lạ thay giọng nói của nhiều người dân ở đây vẫn giữ được những âm gốc ở quê cũ.

https://360.hncity.org/local/cache-gd2/5c/eae301197cb26157c2c85a064073e8.jpg

Trước kia chùa cũ nằm ở giữa làng, sau bị cháy chuyển về vị trí ngày nay, cạnh ngôi đền Siêu Quần ở ven bờ bên trái của sông Nhuệ, còn ở bờ bên phải có đình và chùa làng Đan Thầm. Những di tích đó tạo thành một cụm di tích lịch sử. Không đủ tư liệu chính xác nên chỉ có thể đoán rằng chùa được xây vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII, khi mà Nhuệ Giang còn cho phép dễ dàng lưu thông thuyền bè (từ cuối thế kỷ XX, con sông này bị thu hẹp và ô nhiễm rất nặng).

Tại quyết định 226 ngày 5-2-1994 của Bộ Văn hóa - Thông tin, chùa Linh Ứng [và ngôi đình Siêu Quần ở cách đó khoảng 400 mét] được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

https://360.hncity.org/local/cache-gd2/e5/540fbe95abc9fef8d904f78ce0422d.jpg

Cổng chùa Siêu Quần

Kiến trúc

Chùa Linh Ứng nằm dưới bóng bốn cây muỗm to, cỡ tuổi chừng hơn hai trăm năm. Khuôn viên có tường bao quanh, diện tích không lớn nhưng thế đất cao khá đẹp. Trải qua nhiều lần trùng tu, đến đầu thế kỷ XXI dáng vẻ chùa vẫn mang phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn tuy không còn cổ kính. Năm 2020 chùa đang xây lại với kỳ vọng là những đặc trưng sẽ không bị thay đổi.

Cổng chùa đơn giản, nhìn ra tấm bia ghi tên mới dựng ven con đường chạy dọc ven sông Nhuệ. Trong sân, phía trước tam quan cũ là lầu Quan Âm cũng mới xây chưa lâu, hai bên có vài tháp mộ. Sau tam quan cũ là sân nhỏ rồi đến tam bảo, mặt quay hơi chếch về phía đông nam đón gió nồm. Toà tiền đường rộng 5 gian, được kết nối với thượng điện 3 gian thành hình chuôi vồ. Kế bên trái thượng điện là sân sau dẫn khách đến nhà Tổ và nhà Mẫu.

https://360.hncity.org/local/cache-gd2/fe/8ce8644b202cdba29afeab4cc16878.jpg

Sân sau chùa Siêu Quần

Cổ vật còn lại trong chùa chủ yếu là ở đồ thờ tự và hệ thống tượng Phật giáo với số lượng đầy đủ. Các pho tượng được tạo tác khá đẹp, mang phong cách nghệ thuật điêu khắc của đầu thời Nguyễn.

                                                        Lại thị Hồng Nguyên - VHTT